Có nên mua đất đấu giá? Những điều cần biết về đất đấu giá
Hiện nay, việc mua bán đất là một trong những vấn đề được rất nhiều người đầu tư bất động sản quan tâm, đặc biệt là khái niệm đất đấu giá. Bạn có thắc mắc đất đấu giá là gì? Có nên mua đất đấu giá không? Những vấn đề pháp lý về đất đấu giá như thế nào?
Nội dung chính trong bài
1. Đất đấu giá là đất gì?
1.1. Khái niệm đất đấu giá
Đất đấu giá là dự án đất được UBND cấp quận, cấp huyện tổ chức bán đấu giá công khai. Mục đích chính bán đấu giá đất là để lấy chi phí thực hiện các dự án công cộng khác tại địa phương.
Để được bán đấu giá, đất phải có những đặc điểm như:
- Khu đất đấu giá phải là khu đất sạch, không bị lấn chiếm, cho thuê,…
- Được Sở quy hoạch và Kiến trúc phê duyệt và khớp nối quy hoạch chung
- Được Sở tài chính phê duyệt đơn giá khởi điểm làm cơ sở bán đấu giá
- Có đầy đủ hạ tầng, đường giao thông, hệ thống cấp điện, hệ thống cấp thoát nước,…
Trong quá trình tổ chức đấu giá, người trúng đấu giá là người trả mức giá cao nhất. Và được chủ tịch UBND ra quyết định đấu trúng giá. Theo đó sẽ dẫn đến sự thay đổi người sử dụng đất, và phải đăng ký sang tên sổ đỏ.
1.2. Ưu, nhược điểm của đất đấu giá
1.2.1. Ưu điểm
Đất đấu giá là khu đất được UBND cấp quận, huyện đưa ra bán đấu giá nên có những ưu điểm hơn hẳn các loại hình bất động sản khác như:
- Tính pháp lý rõ ràng, trực tiếp phòng Tài nguyên cắm mốc thực địa cho người sử dụng, không bị tranh chấp, không bị quy hoạch treo,…
- Người mua nộp tiền trực tiếp vào ngân sách Nhà nước đúng theo quyết định trúng đấu giá nên không sợ bị kẻ xấu lợi dụng, không bị làm giá thông qua môi giới.
- Được Sở quy hoạch và Kiến trúc thành phố phê duyệt là những vị trí có hạ tầng và kết nối trung tâm tốt.
- Không bị chồng lấn, vướng quy hoạch mà được hưởng lợi hạ tầng xung quanh: gần trường học, gần UBND, gần khu văn hóa…
- Được Nhà nước làm cơ sở hạ tầng đầy đủ, tiêu chuẩn như: đường bê tông hoặc trải nhựa rộng, điện sinh hoạt, điện chiếu sáng tận nơi, hệ thống cấp thoát nước,…
- Người mua được cấp ngay sổ đỏ khi đã hoàn thành nộp tiền vào kho bạc Nhà nước, được tự thiết kế và được xây dựng 100% diện tích
- Người trúng đấu giá có thời hạn nộp tiền kéo dài đến 03 tháng kể từ ngày có quyết định trúng đấu giá
- Được Ngân hàng cho vay bù đắp thanh toán số tiền trúng đấu giá và thực tế cho thấy thường được định giá cao hơn so với đơn giá trong quyết định trúng đấu giá
1.2.2. Nhược điểm
Bên cạnh đó, đất đấu giá cũng có nhược điểm như:
- Giá khởi điểm đấu giá thường rất thấp nên những khách hàng đấu giá trực tiếp thường không trúng vì họ chỉ căn cứ vào giá khởi điểm để trả giá chứ không tính đến những ưu việt và giá trị thực của ô đất
- Việc cạnh tranh trong khi đấu thầu rất lớn chính, vì vậy những người có nhu cầu thực đa phần không trúng thầu
1.3. Tính pháp lý
Với những loại bất động sản khác, người bán thường là các chủ đầu tư thì trong trường hợp này, người bán chính là Nhà nước. Vì vậy, tính pháp lý của đất đấu giá rất rõ ràng. Ngân hàng cũng dễ dàng cho cho bạn tiền mua đất hơn so với những loại hình bất động sản khác.
2. Đất đấu giá có được cấp sổ đỏ không?
Theo Khoản 5 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, đất đấu giá có được cấp sổ đỏ và được cấp trong thời gian rất nhanh, sau khi người trúng đấu giá hoàn thành việc nộp tiền vào kho bạc Nhà nước.
2.1. Hồ sơ xin cấp sổ đỏ
Hồ sơ xin cấp sổ đỏ bao gồm:
- Chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu của người sử dụng đất đã trúng đấu giá quyền sử dụng đất
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.
- Văn bản kết quả đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo yêu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản hoặc yêu cầu của tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án đã được thi hành
- Bản sao giấy tờ liên quan đến việc đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính về đất đai khi được Nhà nước giao đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất.
- Sơ đồ hoặc trích đo địa chính đối với thửa đất xin cấp giấy chứng nhận.
2.2. Quy trình cấp sổ đỏ
Quy trình thực hiện việc cấp sổ đỏ bao gồm:
2.2.1. Bước 1: Nộp hồ sơ
Người trúng đấu giá nộp hồ sơ tại UBND cấp quận, huyện nơi có bất động sản.
2.2.2. Bước 2: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ
Văn phòng tại UBND cấp quận, huyện tiếp nhận hồ sơ, xử lý và xác nhận:
- Hiện trạng đất, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất
- Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ
- Gửi hồ sơ tới văn phòng đăng ký đất đai
2.2.3. Bước 3: Nhận kết quả
Văn phòng đăng ký đất đai sẽ xác nhận và trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người trúng đấu giá.
3. Đất đấu giá có được chuyển nhượng không?
Theo Điều 168 Luật đất đai 2013 quy định, người trúng đấu giá có quyền thực hiện việc chuyển nhượng sử dụng đất với điều kiện:
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Đất không có tranh chấp
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án
4. Có nên mua đất đấu giá không?
Với những thông tin quan trong bên trên, bạn hoàn toàn có thể trả lời cho câu hỏi có nên mua đất đấu giá không, chắc chắn là có thể. Nhưng trước khi mua, bạn nên xem xét những vấn đề pháp lý liên quan đến mảnh đất. Đặc biệt là vấn đề về giá cả, so sánh giá giữa các khu vực để tránh việc mua phải đất có giá quá cao.
Tham khảo: https://nhadatmoi.net/tin-tuc/co-nen-mua-dat-dau-gia.html